HoREA đề xuất tăng hệ số đều chỉnh giá đất tối đa 8,3%

Dự báo thị trường bất động sản 4 tháng cuối năm 2018

Đây là nội dung quan trọng nhất được HoREA nêu trong văn bản khuyến nghị cần phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 gửi HĐND, UBND và thường trực Thành ủy Tp.HCM.

UBND Tp.HCM đã gửi tờ trình lên HĐND thành phố ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 vào ngày 21/2/2019. Nội dung văn bản thể hiện quan điểm thống nhất của thành phố về việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 lên 0,4 lần so với năm 2018 như Liên Sở Tài chính – Tài nguyên & Môi trường đã đề xuất trước đó.

Năm 2017, hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng là 2,0 lần bảng giá đất đã được UBND Tp.HCM quy định và công bố; hệ số này được tăng lên 0,5% so với năm 2017, tức là lên 2,1 lần trong năm 2018. Nhưng đến năm 2019 được đề xuất tăng lên thành 2,5 lần, nghĩa là cộng thêm 0,4 lần và tương đương tỷ lệ tăng 19-30% so với năm trước.

Thực tế này đã khiến Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) phải thảo văn bản kiến nghị cần thận trọng khi đưa ra quyết định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 để gửi lên HĐND, UBND và thường trực Thành ủy thành phố.

Theo HoREA, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 chỉ nên tăng tương đương với năm 2018, tức chỉ tăng trong khoảng 5-8,33% và tạm thời không áp dụng mức đề xuất mà Sở Tài chính đưa ra là tăng 19 – 30%, bởi, con số này quá cao và chưa hợp lý.

Dự báo thị trường bất động sản 4 tháng cuối năm 2018


HoREA cho rằng mức tăng hệ số đều chỉnh giá đất năm 2019
được Tp.HCM đưa ra là quá cao và chưa hợp lý

Từ đó, Hiệp hội cũng đưa ra nhận định, giá bất động sản sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ hệ số điều chỉnh giá đất và bảng giá đất (điều chỉnh 5 năm một lần). Tất cả các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền sử dụng đất ở ngoài hạn mức cũng như các doanh nghiệp, dự án bất động sản có quy mô nhỏ với mức thu tiền sử dụng đất dưới 30 tỷ đồng đều chịu ảnh hưởng sâu rộng từ hệ số điều chỉnh này.

Một khi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất này sẽ khiến hộ gia đình, cá nhân ở những quận, huyện ven và ngoại thành phải chịu tỷ lệ tăng hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn so với các quận nội thành. Điều này vô hình chung đã tác động trực tiếp đến đông đảo người dân có thu nhập trung bình và thấp đang sinh sống tại thành phố.

Không chỉ vậy, bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất còn tác động trực tiếp đến nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân, mà phần lớn là sử dụng nhà với mục đích để ở, không kinh doanh, từ đó dẫn đến số hộ gia đình phải xin được nợ tiền sử dụng đất sẽ tăng nhiều hơn.

Cuối cùng, theo HoREA, việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất Tp.HCM lên mức quá cao là vấn đề nhạy cảm, cần phải xem xét thấu đáo để có thể đảm bảo được tính ổn định an sinh xã hội về nhà ở cho người dân. Khi đưa ra quyết định vội vàng sẽ khiến tình trạng nợ tiền sử dụng đất có thể gia tăng hơn nữa trong thời gian tới. Ngoài ra, cũng cần phải nghiên cứu về tình trạng tổng số nợ ngân sách Nhà nước về đất tăng 38,2% trong năm 2018, một con số rất cao so với năm 2017, để từ đó có thể đưa ra chính sách giải quyết phù hợp, hiệu quả.


(Theo vnexpress)